Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động, thức vật như thế nào?

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động, thức vật như thế nào?

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm không khí là vấn đề được quan tâm nhiều nhất, không chỉ riêng một khu vực, một quốc gia, mà là trên toàn thế giới. Ô nhiễm không khí tác động nghiêm trọng tới sức khỏe con người và động, thực vật xung quanh như thế nào? Hãy cùng Minh Hòa tìm hiểu về hiểm họa về sức khỏe mà ô nhiễm không khí gây ra và một số biện pháp khắc phục.

Hiện trạng vấn đề ô nhiễm không khí tại Việt Nam.

Ô nhiễm không khí là sự trộn lẫn giữa các thành phần độc hại như khói, bụi,... gây tỏa mùi khó chịu, giảm tầm nhìn và gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người, lương thực và thực vật.

 

Ở Việt Nam, bụi từ các nhà máy và xưởng sản xuất là tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường năm 2018-2020 nồng độ bụi mịn PM2.5 có trong không khí tăng mạnh so với giai đoạn năm 2016-2018. 

 

Chỉ số chất lượng không khí tại một số đô thị như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh có nhiều thời điểm ở mức xấu và rất xấu với chỉ số AQI từ 150 lên đến hơn 200.

 

Các loại bụi mịn này là nguyên nhân của hàng loạt các căn bệnh về đường hô hấp của con người, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng.

 

Trên thế giới, mỗi năm có hơn 3 triệu người chết do những nguyên nhân ô nhiễm môi trường. Tình trạng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách trên toàn thế giới, đây đang là vấn đề ưu tiên số 1 của một số quốc gia phát triển.

 

Hậu quả nghiêm trọng từ ô nhiễm không khí

Đối với động - thực vật

 

Tất cả sinh vật trên thế giới đều bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí. Đặc biệt là mưa axit, hiện tượng gây ra bởi sự nóng lên toàn cầu. Thực vật trong quá trình quang hợp cũng thiếu chất dinh dưỡng cần thiết chất dinh dưỡng như canxi,... để nuôi dưỡng. Ngoài ra, mưa axit còn giải phóng các ion nhôm làm hại rễ cây và ăn mòn lớp phủ bảo vệ sáp từ lá cây. Vì vậy, ở một số khu vực bị ô nhiễm nặng, thực vật không thể nào phát triển được.

 

Khí Flo từ khói bụi là tác nhân gây hại trực tiếp đến vật nuôi do hít bầu không khí ô nhiễm và thức ăn từ cây cối.

Tham khảo bài viết: Cách xử lý bụi công nghiệp tại nhà máy thép

 

Đối với con người

 

Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, tim mạch, ung thư phổi, phì đại tâm thất, bệnh Alzheimer và Parkinson,...

 

Cơ thể con người có cơ chế tự bảo vệ các kích cỡ lớn hơn 10 micromet, còn những hạt bụi có kích thước từ 0,01 đến 5 micromet sẽ bị giữ lại trong khí quản và phế nang.

Tham khảo sản phẩm: Khung túi lọc bụi

Các nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí 

Nguyên nhân tự nhiên

Ô nhiễm từ gió bụi

 

Gió là nguyên nhân gây lan truyền ô nhiễm không khí rộng rãi. Gió chứ bụi bẩn, khí thải được mang đi xa đến hàng trăm kilomet, gây ảnh hưởng các khu vực rộng lớn khác.

 

Bão, lốc xoáy.

 

Bão sinh ra một lượng lớn khí thải NOx. Lốc xoáy, bão cát thường mang theo bụi mịn khiến cho tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn tăng lên đáng kể.

 

Cháy rừng

 

Cháy rừng là nguyên nhân chính khiến cho lượng Nito Oxit trong không khí tăng lên khá nhiều. Những đám cháy được diễn ra ở một khu vực lớn, trong thời gian lâu gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác.

 

Núi lửa phun trào

 

Một lượng lớn khí metan, clo, lưu huỳnh,... ở sâu trong các tầng nhung nham sẽ bị đẩy ra ngoài do núi lửa phun trào. Những loại khí độc hại này sẽ khiến không khí trở nên ô nhiễm nặng hơn.

Nguyên nhân nhân tạo

Hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người góp phần lớn vào việc gây ô nhiễm môi trường.

 

Giao thông vận tải

 

Các phương tiện giao thông sử dụng đa phần là các nguyên liệu hóa thạch để hoạt động. Những nguyên liệu này thải ra nhiều khí độc. Cùng với đó, một số phương tiện lỗi thời không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải.

 

Sinh hoạt

 

Sử dụng củi than để nấu ăn hoặc sinh hoạt củng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đối với một số khu vực ý thức người dân còn kém, xả rác bừa bãi gây mất mỹ quan đô thị.

 

 

Hoạt động sản xuất công nghiệp

 

Đây là nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là không khí. Các cơ sở trong quá trình sản xuất có thể thải ra một lượng lớn các chất độc hại, nếu không có quá trình xử lý lọc bụi trong không khí thì sẽ rất nguy hiểm. Trong quá trình sản xuất các cơ sở thải ra một lượng lớn các chất như lưu huỳnh đioxit (SO2), lưu huỳnh trioxit (SO3), cacbon đioxit (CO2), cacbon monoxit (CO), nitơ oxit (NOx), nếu lượng khí thải này không được xử lý một cách triệt để sẽ ảnh hưởng chất lượng đến sức khỏe đời sống con người. Ngoài ra, trong khói bụi này còn chứa một số chất độc hại có khả năng gây tử vong như metan (CH4), benzen,...Các chất hữu cơ chưa cháy hết, như muội than, bụi,... củng sẽ theo lớp khói bụi thoát ra môi trường.

Tham khảo bài viết: 7 loại rọ túi lọc bụi được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay.

Để giảm thiếu vấn đề này các doanh nghiệp và xưởng sản xuất cần có một hệ thống lọc bụi công nghiệp để hỗ trợ quá trình lọc khí thải trả lại nguồn không khí trong sạch cho môi trường.

 

Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường 

Thế giới đang nghiên cứu và cho ra các sản phẩm phục vụ đời sống con người mà không gây hại đến môi trường, các giải pháp sử dụng nguồn năng lượng xanh như ánh sáng mặt trời, gió, nước để phục vụ nhu cầu sinh hoạt như thắp sáng, di chuyển,...

 

Về vấn đề của các doanh nghiệp cần xử lý khói bụi bằng hệ thống lọc bụi, đây là giải pháp tối ưu nhằm hạn chế ô nhiễm không khí.


Tin liên quan