Những điều cần lưu ý khi thiết kế hệ thống thu gom bụi

Vấn đề ô nhiễm môi trường đang được con người và các cơ quan chức năng quan tâm, đối với các nhà máy sản xuất nhu cầu sử dụng hệ thống thu gom bụi đang rất lớn. Để xử lý nguồn khí thải độc hại không cho thải ra môi trường. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn “Những điều cần lưu ý khi thiết kế hệ thống thu gom bụi”
Hệ thống thu gom bụi hiệu quả
Hầu hết các nhà máy thường sử dụng hệ thống rung giũ khí nén. Vì hệ thống có thể xử lý được hầu như toàn bộ bụi trong không khí, chúng làm sạch đến 99.8%.
Khí thải được tạo ra trong quy trình sản xuất, chúng được hút ra ngoài thông qua hệ thống thu gom bụi, bụi sẽ giữ lại trên túi vải và cho ra nguồn không khí sạch. Hệ thống thu gom bụi được ứng dụng đa số các ngành công nghiệp như:
- Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng: Gạch, xi măng, thép phôi, cán thép, …
- Công nghệ sản xuất chế biến gỗ
- Công nghệ khai thác than, đá, trạm nghiền.
- Công nghệ sơn
- Công nghệ chế biến thức ăn cho gia súc,...
Không khí sạch sẽ được trả trở lại môi trường sau khi xử lý loại bỏ các thành phần bụi và chất động hại.
Tham khảo sản phẩm: Khung túi lọc bụi
Các thông số cần chú ý khi thiết kế hệ thống thu gom bụi
Kích thước hút bụi của hệ thống thu gom bụi
Để chọn kích thước miệng phễu tương ứng với tốc độ hút bụi, ta sẽ dựa vào tốc độ phát tán, kích thước và loại bụi để tương thích với hệ thống thu gom bụi.
- Bụi nhẹ và không di chuyển: 0.25-0.5 m/s
- Bụi nhẹ và vận tốc phát tán không lớn: 0.5-0.1m/s
- Bụi phát tán: 1-2.5 m/s
- Bụi phát tán với vận tốc lớn: từ 10m/s trở lên
Lưu ý:
Khi thiết kế hệ thống thu gom bụi ta cần tuân theo nguyên tắc: Tốc độ hút phải bằng và lớn hơn tốc độ phát tán của bụi.
Tốc độ gió qua màng lọc của hệ thống thu gom bụi
Tốc độ gió qua màng lọc được tính bằng một đơn vị diện tích lọc trong một phút. (CFM/ft2 hay m3/60/m2)
Tùy theo loại bụi ta chọn hệ thống cho phù hợp để đạt được năng suất thu gom bụi tốt nhất
Công thức tính lượng khí cần lọc: Q = A x V
Trong đó:
- Q là lưu lượng khí độc hại cần lọc (m3/s)
- A (Area) là diện tích vật liệu màng lọc (m2)
- V (Velocity): Tốc độ gió qua màng lọc (m/s)
Thông số Q sẽ được cố định theo yêu cầu của hệ thống. Vì vậy, 2 thông số V (Velocity) và A (Area) cần được tính toán kỹ càng để đảm bảo hệ thống bụi đạt năng suất tốt nhất.
Nếu thông số V càng lớn thì máy càng mau hư hỏng, giá thành càng thấp và ngược lại.
Nếu thông số A càng lớn thì máy hoạt động càng tốt, giá thành cao và ngược lại.
Tham khảo bài viết: 7 loại rọ túi lọc bụi được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay.
Vận tốc gió qua đường ống của hệ thống thu gom bụi
Tùy thuộc vào loại bụi, vận tốc gió qua đường ống cũng khác nhau:
- Khí : 5-10 m/s.
- Hơi sương, khói: 10-15 m/s
- Bụi nhẹ: 12.5-15m/s
- Bụi khô: 15-20 m/s
- Bụi nặng: 22 – 45m/s
Hiệu suất lọc của hệ thống thu gom bụi
Đây là yếu được quan tâm nhiều nhất khi thiết kế hệ thống thu gom bụi. Hiệu suất lọc bụi quyết định đến 80% độ hiệu quả của hệ thống lọc bụi. Việc lựa chọn hệ thống lọc bụi phải được kỹ càng để đảm bảo công năng của hệ thống lọc bụi.
Ưu điểm khi sử dụng hệ thống thu gom bụi công nghiệp hiện nay.
Có khả năng tùy biến cao, thích hợp với nhiều diện tích và yêu cầu lắp đặt.
Giải pháp lọc bụi này đáp ứng hầu hết các yêu cầu lọc bụi với khả năng lọc bụi siêu mình với những hạt bụi siêu nhỏ.
Hệ thống lọc bụi có thể liên kết được với nhiều thiết bị hỗ trợ, giám sát như đồng hồ đo áp, các thiết bị giám sát an toàn không ảnh hướng đến quá trình hoạt động của máy.
Dễ dàng vận chuyển và bảo trì
Dễ thay thế các thiết bị và vật liệu lọc
Thiết bị và vật liệu hỗ trợ quá trình lọc có giá trị thấp, tùy thuộc vào yêu cầu nhất định và vật liệu lọc có chất lượng cao hơn như: chống tĩnh điện, chống cháy, chống ăn mòn,....